Cách diễn đạt sự "chết" Chết

Trong hầu hết các xã hội, cái chết thường được gắn liền với một số biểu tượng nào đó. Ở nhiều nền văn minh phương Đông, màu trắng là màu của tang chế; ngược lại, ở phương Tây, màu tang là màu đen, biểu tượng của cái chết là vị thần chết với chiếc lưỡi hái nổi tiếng. Mồ mả cũng là những hình ảnh hoán dụ thường gặp khi đề cập đến cái chết.

Dưới góc độ sinh học, cái chết có thể xảy ra cho toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một vài thành phần của cơ thể. Thí dụ, một số tế bào riêng lẻ hoặc thậm chí một vài cơ quan có thể chết, trong khi cơ thể, với tư cách là một tổng thể, vẫn tiếp tục sống. Trong cơ thể sinh vật, rất nhiều tế bào có tuổi thọ rất ngắn so với đời sống của cơ thể, chúng chết đi và được thay thế bởi các tế bào mới - đó là quá trình đổi mới thường xuyên các tế bào, một đặc điểm sinh lý của các cơ thể đa bào.

Ngược lại, khi một cơ thể chết đi, các tế bào của nó chỉ có thể sống thêm một giai đoạn ngắn. Các cơ quan có thể được lấy ra khỏi cơ thể để thực hiện việc ghép tạng - trong trường hợp này, tạng được ghép phải nhanh chóng đem ghép, nếu không nó sẽ chết do không được cung cấp các chất cần thiết để duy trì hoạt động sống. Trong một số hiếm các trường hợp, tế bào có thể "bất tử", chẳng hạn dòng tế bào Hela (tức Henrietta Lacks, một bệnh nhân đã hiến các tế bào của cơ thể mình cho khoa học).

Tócmóng có vẻ mọc dài thêm sau khi chết, thật ra, khi xác chết bị mất nước (bắt đầu "khô đi"), mô mềm co rút lại làm lộ ra phần tóc và móng chưa mọc.[5] Thời cổ đại, chuyện này khiến người ta xác định nhầm lẫn thời điểm chết thật sự, và thêu dệt thêm vào đó để thành các truyền thuyết về ma cà rồng.

Tính không thể đảo ngược thường được xem là tính chất chủ yếu của sự chết. Theo định nghĩa, một cơ thể chết không thể sống lại; nếu có chuyện chết đi sống lại (hồi sinh), điều đó có nghĩa là lần đó không phải là chết. Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng cái chết nhất định là không đảo ngược được; bằng tín ngưỡng, họ cho rằng có sự phục sinh của linh hồn, thậm chí của thể xác. Một số người khác còn hi vọng vào một viễn cảnh trong đó nhờ vào sự giữ đông xác chết và các phương tiện kỹ thuật khác, người chết có thể được làm sống lại trong tương lai.

Có giả thuyết cho rằng tuổi thọ hạn chế của sinh vật là một hệ quả của quá trình tiến hóa. Ở hầu hết các loài, tự nhiên đã không cho sinh vật một tuổi thọ cực cao, thay vào đó, tiến hóa đã tập trung vào sự sinh sản; sau khi thực hiện chức năng duy trì nòi giống, ngoại trừ vì lý do bảo vệ con, cuộc sống của một cá thể sinh vật không có ý nghĩa mấy trong sự trường tồn của dòng gen của nó. Một lối giải thích phổ biến khác là theo nguyên lý thứ hai của nhiệt động học, tất cả các hệ thống phức tạp cuối cùng đều phải tan rã, do đó không loài nào có thể bất tử được. Tuy nhiên, nguyên lý này chỉ áp dụng được cho các hệ kín, trong khi cơ thể sinh vật lại là những hệ mở.

Trong thế giới động vật, loài sứa Turritopsis nutricula không bao giờ biết đến cái chết là gì.

Những cách gọi tên về "sự chết"

Như là một đặc trưng của tiếng Việt, ngôn từ chuyên chở cả thái độ, tình cảm của người nói, nên để nói về cái chết,, Nhà nghiên cứu Bằng Giang đã khẳng định thống kê được hơn 1.001 cách diễn đạt về từ chết.[6] dưới đây chỉ liệt kê một số:

  • Kính trọng: từ trần, tạ thế, khuất núi, quy tiên, qua đời, mất, đi xa, ra đi, ra đi vĩnh viễn, ra đi mãi mãi, yên nghỉ, từ giã cõi đời, trút hơi thở cuối cùng, "thôi đã thôi rồi", thác, quyên sinh, băng hà (dùng cho vua chúa), hi sinh, ngã xuống, nằm xuống, nằm lại, tử trận, tuẫn tiết, vì nước vong thân, thịt nát xương tan, rơi đầu (trong chiến đấu), không còn nữa, về với tổ tiên, về nơi an nghỉ cuối cùng, về nơi cửu tuyền, về nơi chín suối, chết đứng (còn hơn sống quỳ)...
  • Kiêng kị: vĩnh biệt, trăm tuổi già, đi (ra đi), sang bên kia thế giới, tim của... đã ngừng đập, giấc ngủ vĩnh viễn, đi vào giấc ngủ ngàn thu, an giấc ngàn thu, trở thành người thiên cổ,...
  • Tín ngưỡng, tôn giáo: về với Chúa, về nước Chúa, Chúa gọi, viên tịch, quy tiên, về trời, thăng thiên, hồn lìa khỏi xác, hóa kiếp, mãn phần, xuống suối vàng, về miền cực lạc, trở về với cát bụi, chết không nhắm mắt..
  • Trung lập: chết, qua đời, tử vong, thiệt mạng, tử (Hán-Việt), tắt thở (chết lâm sàng), chết tốt, bị giết, bị diệt, bất đắc kỳ tử, đột tử, chết ngay, chết non, chết yểu, chết trẻ, chết già (theo độ tuổi), chết đuối, chết chìm, chết cháy, chết ngột, chết ngạt, chết đói, chết bệnh, chết bất đắc kỳ tử (theo nguyên nhân), chết chùm, chết oan, chết ngay tại chỗ...
  • Thân phận: lìa đời, về với đất, chầu ông bà (vải), chầu trời, chầu tổ tiên, chầu Diêm vương (Diêm chúa), tuyệt mệnh (mạng), tới số, hết số, gan óc lầy đất, da ngựa bọc thây, đầu lìa khỏi cổ, nhắm mắt xuôi tay, xuống lỗ, xanh cỏ, đi gặp cụ Các Mác và cụ Lê-nin, (thà) làm ma nước Nam, (nguyện) làm ma họ (...), lên bàn thờ ăn xôi...
  • Không tôn trọng: rồi đời, xong đời, ngoẻo, ngủm, ngủm củ tỏi, ngủm cù đèo, tiêu, tiêu đời, toi đời, tiêu tán đường, toi mạng, lên đường, ăn đất, đi đứt, đi toi, đứt bóng, vào hòm, vào xăng, vào 6 tấm, xuống mồ, đi đời, đi đời nhà ma, đi tong, rũ xương, đền tội, đền mạng (có ân oán), tan xương nát thịt, vong mạng, bỏ mạng, bỏ xác (trong chiến đấu), chết tươi, chết toi, chết bằm, chết trôi, lên bàn thờ, lên bàn thờ ngồi chơi, đi buôn muối, chết không toàn thây, chết không kịp ngáp (tình trạng chết), "đai" (tiếng lóng của từ die), ngồi lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân,"rip" (Rest In Peace), đi Văn Điển, vô Bình Hưng Hòa...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chết http://www.benbest.com/lifeext/causes.html http://www.britannica.com/science/death http://www.elijahwald.com/origin.html http://www.newsweek.com/docs-change-way-they-think... http://www.snopes.com/science/nailgrow.asp http://rack1.ul.cs.cmu.edu/is/deathtypes http://plato.stanford.edu/entries/death/#2 http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs310/en... http://www.nsc.org/learn/safety-knowledge/Pages/in... http://www.archeo.uw.edu.pl/zalaczniki/upload617.p...